Khóa dự bị đại học( du học sinh)

Khóa học này dành cho học sinh có nguyện vọng học lên cấp học sao hơn sau tốt nghiệp. Ngoài giảng dạy tiếng Nhật giáo viên còn tập luyện cho học sinh cách tham gia phỏng vấn, sửa bài luận văn cho học sinh.
Học sinh có nguyện vọng nhập học vào Học Viện Giao Lưu Quốc Tế Tokyo vui lòng gọi điện trực tiếp tới trường, liên hệ thông qua các trung tâm hoặc trường Nhật ngữ tại Việt Nam, hoặc trao đổi trực tiếp tại văn phòng trường.
Học sinh có thắc mắc về thông tin trường, hồ sơ đăng ký nhập học vui lòng liên hệ trực tiếp qua Email hoặc Skype của trường.
Học sinh cũng có thể hỏi trực tiếp các công ty/trường nhật ngữ tại Việt Nam.
Đối với visa du học sinh, tính từ ngày nộp hồ sơ đến ngày nhận kết quả sẽ mất khoảng vài tháng.
Ngoài ra, sau khi học sinh gửi hồ sơ qua trường một số trường hợp vẫn cần chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ. Vì vậy, học sinh cần chuẩn bị hồ sơ và gửi qua trường trước hạn nộp hồ sơ càng sớm càng tốt.
(Khi trường nhận đủ chỉ tiêu sẽ không nhận thêm hồ sơ nữa).

Đối tượng tuyển sinh: du học sinh

Khóa tháng 4: khóa 2 năm (hạn nộp hồ sơ: Khoảng ngày 15 tháng 10)
Khóa tháng 7: khóa 1 năm 9 tháng (hạn nộp hồ sơ: Khoảng ngày 15 tháng 2)
Khóa tháng 10: khóa 1năm 6 tháng (hạn nộp hồ sơ: Khoảng ngày 15 tháng 4)
Khóa tháng 1: khóa 1 năm 3 tháng (hạn nộp hồ sơ: Khoảng ngày 15 tháng 8)

Cách thức tuyển chọn:

Xét duyệt bằng cấp, phỏng vấn, bài test (tùy trường hợp có thể sẽ kiểm tra tiếng nhật, toán, viết bài văn…)

Phí xét tuyển:

30,000 yên

Chi phí du học : Phí xét tuyển ¥30,000 nộp tại thời điểm xét hồ sơ. Các chi phí còn lại nộp sau khi có kết quả đậu tư cách lưu trú.

Năm 1
Phí nhập
học
Học phí
(1năm)
Phí giáo
trình
(1năm)
Phí trang
thiết bị
(1năm)
Tổng cộng
(Yên)
¥54,000 ¥641,000 ¥22,000 ¥33,000 ¥750,000
Năm 2
  Kỳ Tháng 4 Kỳ Tháng 7 Kỳ Tháng 10 Kỳ Tháng 1
Học phí ¥641,000 ¥480,750 ¥320,500 ¥160,250
Phí giáo trình ¥22,000 ¥16,500 ¥11,000 ¥5,500
Phí trang thiết bị ¥33,000 ¥24,750 ¥16,500 ¥8,250
Tổng cộng
(Yên)
¥696,000 ¥522,000 ¥348,000 ¥174,000

Chi phí bổ sung:

1.Phí dự thi JLPT 1 lần:¥7,500

Trong thời gian học tại trường học sinh cần dự thi JLPT (Kỳ thi năng lực Nhật ngữ) 2 lần. Phí dự thi (1 lần thi) phải nộp sau khi có kết quả đậu tư cách lưu trú.

※Học sinh đậu chứng chỉ N2 trở lên trước nhập học không phải nộp khoản này.

2.Phí bảo hiểm

 Học sinh cần tham gia bảo hiểm của Hiệp hội các trường Nhật ngữ để đảm bảo có thể yên tâm sinh sống tại Nhật.

          Năm 1
(Trước nhập cảnh)
                             Năm 2
Kỳ tháng 4 Kỳ tháng 7 Kỳ tháng 10 Kỳ tháng 1
Phí bảo hiểm      ¥10,000 ¥10,000  ¥7,900    ¥5,800   ¥3,300

※ Hồ sơ học sinh cần chuẩn bị:

  • Đơn xin nhập học (Form trường)
  • Sơ yếu lý lịch (Form trường)
  • 8 ảnh thẻ (cỡ 3×4), chụp trực diện, ảnh mới chụp 3 tháng trở lại đây, phông nền trắng hoặc xanh, không có hình nền phía sau, không đội mũ, không chụp bằng máy kỹ thuật số.
  • Bằng tốt nghiệp (của cấp học cao nhất, đối với học sinh tốt nghiệp tạm thời cần có giấy chứng nhận tốt
    nghiệp tạm thời, đối với học sinh còn đang đi học cần có giấy xác nhận học sinh, sinh viên).
  • Bảng điểm/học bạ của cấp học cao nhất. (kết quả học tập trong suốt quá trình học tại trường).
  • Chứng chỉ năng lực Nhật ngữ (cấp độ N5 trở lên, hoặc giấy xác nhận đã học tiếng Nhật được ít nhất 150h trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bản photo hộ chiếu nếu có (photo tất cả các trang có thông tin trong hộ chiếu).
  • Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú .
  • Bản sao giấy khai sinh.
  • Giấy xác nhận công tác (đối với học sinh đang đi làm).
  • Bản photo chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

Lưu ý: Tất cả hồ sơ cần copy ra 1 mặt khổ giấy A4, không copy 2 mặt, không cắt nhỏ giấy)

Tải form trường tại đây

※ Hồ sơ người bảo lãnh cần chuẩn bị
(A: Trường hợp người bảo lãnh là bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình)

  • Giấy chứng nhận bảo lãnh (Form trường)
  • Giấy cam kết chi trả tài chính (Form trường)
  • Bản photo chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
  • Giấy xác nhận quan hệ nhân thân trong gia đình.
  • Sao kê sổ ngân hàng trong đó có giao dịch của 1 năm gần đây.
  • Giấy xác nhận số dư ngân hàng khoảng 500 triệu trở lên (qui đổi theo mệnh giá tiền tệ của nước sở tại).
  • Giấy xác nhận công tác hoặc giấy xác nhận nghề nghiệp 1 năm gần đây.
  • Giấy xác nhận thu nhập, nộp thuế trong 1 năm gần đây.
  • Giấy xác nhận xác nhận miễn thuế đối với trường hợp người bảo lãnh làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp…
  • Hồ sơ chứng minh quá trình hình thành số dư tài khoản ngân hàng: sao kê giao dịch sổ ngân hàng trong 3 năm gần đây, giấy chứng nhận giao dịch bán nhà/đất/vàng/chứng khoán…

経費支弁書_Letter of Payment

身元保証書_Sponsorship Agreement

入学願書_Application for Admission

入寮誓約書

履歴書_Personal History

経費支弁者の家族一覧表_All-the-family-members-of-Sponsor

※ Hồ sơ người bảo lãnh cần chuẩn bị
(B: Trường hợp người bảo lãnh đang sinh sống và làm việc tại Nhật)

  • Giấy chứng nhận bảo lãnh (Form trường)
  • Giấy cam kết chi trả tài chính (Form trường)
  • Giấy xác nhận cư trú (Juminhyou).
  • Giấy xác nhận quan hệ nhân thân trong gia đình.
  • Giấy xác nhận công tác.
      Trường hợp người bảo lãnh kinh doanh công ty cần nộp bản gốc giấy đăng ký pháp nhân công ty.
      Trường hợp người bảo lãnh kinh doanh cá thể cần nộp bản copy kê khai nộp thuế.
  • Giấy xác nhận nộp thuế cư trú, thuế thu nhập của 1 năm gần đây.
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng khoảng 300man trở lên.
  • Giấy chứng minh nguồn gốc số tiền trong giấy xác nhận số dư ngân hàng. (Photo sổ ngân hàng trong 3 năm gần đây, hoặc tất cả giấy tờ giao dịch bất động sản…).
  • Photo thẻ lưu trú.
  • Photo hộ chiếu.

※ Hồ sơ người bảo lãnh cần chuẩn bị
(C: Trường hợp người bảo lãnh sinh sống và làm việc tại nước ngoài)

  • Giấy chứng nhận bảo lãnh (Form trường)
  • Giấy cam kết chi trả tài chính (Form trường)
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng khoảng 300man trở lên
    (qui đổi theo mệnh giá tiền tệ của nước sở tại).
  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
  • Giấy xác nhận công tác trong đó có ghi thu nhập của 3 năm gần đây.
  • Giấy xác nhận nộp thuế.
  • Giấy xác nhận quan hệ nhân thân trong gia đình.
  • Giấy chứng minh nguồn gốc số tiền trong giấy xác nhận số dư ngân hàng. (Có thể nộp bản copy sổ ngân hàng trong 3 năm gần đây, hoặc tất cả giấy tờ giao dịch bất động sản…).

Trường hợp công ty phái cử

  • Giấy chứng nhận bảo lãnh (Form trường)
  • Giấy cam kết chi trả tài chính (Form trường)
  • Giấy xác nhận số dư ngân hàng khoảng 300man trở lên (qui đổi theo mệnh giá tiền tệ của nước sở tại)
  • Trong giấy xác nhận phái cử phải ghi rõ: lý do phái cử, thời hạn phái cử, tính cần thiết khi phái cử học sinh đi du học.
  • Giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận nộp thuế trong vòng 3 năm gần đây. (Trong giấy xác nhận nộp thuế phải hiện thị rõ doanh thu trong từng năm).

Lưu ý:

  • Tất cả hồ sơ xét tuyển sẽ không còn có giá trị pháp lý sau 3 tháng kể từ thời điểm nộp cho cục quản lý lưu trú xuất nhập cảnh Tokyo.
  • Tất hồ sơ khi nộp nếu không phải là tiếng Nhật, thì phải đính kèm theo bản dịch tiếng Nhật đánh bằng file word. Trường hợp nhờ trường phiên dịch sẽ mất phí phiên dịch là 15.000 Yên. (Chỉ nhận dịch từ tiếng Anh và tiếng Trung).
  • Ngoài bản gốc bằng tốt nghiệp, học bạ, chứng chỉ năng lực Nhật ngữ như JLPT, NATTEST…, các hồ sơ khác phía nhà trường sẽ không hoàn lại.
  • Sau khi nhận kết quả đậu tư cách lưu trú, học sinh bắt đầu thanh toán học phí cho trường. Trường sẽ không hoàn lại học phí với bất kỳ lý do gì. .
  • Về việc copy sổ hộ khẩu và sổ ngân hàng, học sinh phải copy trực tiếp từ bản gốc, mực in rõ, dễ đọc, có ghi ngày tháng năm công chứng, có dấu công chứng, họ tên, chức vụ, chữ ký của chính quyền địa phương.
  • Tất cả các hồ sơ khi nộp kèm với nhau thì phải có thông tin thống nhất với nhau. Trường hợp hồ sơ không thống nhất về mặt thông tin, thì phải có giấy giải trình cụ thể.
  • Tất cả giấy xác nhận cần có ghi ngày tháng năm phát hành, cơ quan phát hành, chức vụ và chữ ký của người phát hành, địa chỉ, số điện thoại, số fax của cơ quan phát hành. (Trường hợp không có ghi thông tin đầy đủ cần đính kèm giấy giải trình cụ thể).

Một số điểm cần lưu ý khi khai hồ sơ

1.Sơ yếu lý lịch

  • Nơi sinh: ghi tên quận, tỉnh, thành phố.
  • Địa chỉ: địa chỉ thường trú (theo sổ hộ khẩu) và địa chỉ tạm trú (nếu có) trong sơ yếu lý lịch phải ghi thống nhất với các hồ sơ khác.
  • Phải ghi chi tiết địa chỉ lý lịch học tập của các trường học sinh đã theo học.
  • Trong mục thời gian và số giờ học tiếng Nhật phải ghi giống với giấy xác nhận học tiếng. (ghi tổng số giờ đã học hoặc tổng số giờ học dự kiến).
  • Trong mục quá trình học tiếng Nhật phải ghi rõ toàn bộ các nơi mà du học sinh đã từng học tiếng Nhật.Ngoài ra, du học sinh nộp kèm tất cả giấy chứng nhận học tiếng Nhật tại các trường đã ghi.
  • Trong mục quá trình công tác và quá trình từng đi Nhật xin ghi rõ toàn bộ. Nếu không đủ chỗ, ghi riêng ra một tờ giấy A4 khác.
  • Trong mục lý do đi du học Nhật (trình bày lý do theo thứ tự sau).
  • Mục đích đến Nhật: đến Nhật để học cái gì. Tại sao lại muốn du học tại Nhật.Trình bày những gì du học sinh đã học, đã tìm hiểu có liên quan đến nước Nhật.
  • Tính cần thiết của việc du học tại Nhật: Muốn học ngành gì tại Nhật. Những lợi ích khi du học tại Nhật.
  • Việc đảm bảo tài chính: chứng minh rõ điều kiện kinh tế người bảo lãnh có thể chi trả tất cả chi phí của học sinh trong quá trình học tập tại Nhật.
  • Kế hoạch sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ, trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại Nhật.
  • Sự tán thành và khích lệ từ phía gia đình về việc du học.
  • Việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật: Thể hiện việc tuân thủ nghiêm các quy định của trường và pháp luật Nhật Bản.
  • Thời gian học dự kiến.
      Kỳ tháng 4: Từ tháng 4 năm đầu đến tháng 3 năm sau nữa.
      Kỳ tháng 7: Từ tháng 7 năm đầu đến tháng 3 năm sau nữa
      Kỳ tháng 10: Từ tháng 10 năm đầu đến tháng 3 năm sau nữa
      Kỳ tháng 1: Từ tháng 1 năm đầu đến tháng 3 năm sau
  • Ghi rõ tên trường và ngành học mà học sinh có nguyện vọng theo học sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ tại Nhật.

2.Giấy cam kết chi trả tài chính

(Giấy cam kết chi trả tài chính phải do người bảo lãnh ghi và ký tên)

  • Mục chấp thuận bảo lãnh tài chính: Người bảo lãnh phải viết rõ quan hệ và lý do muốn bảo lãnh tài chính cho học sinh. Ngoài ra, người bảo lãnh phải ghi rõ bản thân mình có đầy đủ năng lực tài chính đảm bảo việc bảo lãnh cho du học sinh trong suốt quá trình đi du học. (Trường hợp người bảo lãnh không phải là cha mẹ du học sinh thì phải ghi rõ lý do tại sao cha mẹ không đứng ra bảo lãnh cho học sinh).
  • Mục hỗ trợ chi phí sinh hoạt nên ghi khoảng trên dưới 100,000 yên/ tháng. (Trường hợp học sinh ở cùng người bảo lãnh tại Nhật thì số tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng có thể ít hơn).
  • Phương thức bảo lãnh: Sau khi nhận kết quả đậu tư cách lưu trú sẽ chuyển khoản học phí, phí nhập học trực tiếp vào tài khoản trường.
    Sau đó sẽ gửi tiền phí sinh hoạt hàng tháng cho học sinh như thế nào.

3.Các mục khác

  • Trường chỉ nhận những hồ sơ photo (hộ khẩu, sổ ngân hàng, chứng minh nhân dân…) được photo trực tiếp từ bản gốc. Trong đó có ghi ngày tháng năm photo
  • , họ tên của người photo, mối quan hệ của người photo với học sinh.
  • Để tránh sai sót đáng tiếc, hãy kiểm tra kỹ thông tin trong giấy xác nhận số dư ngân hàng, giấy xác nhận công việc và giấy xác nhận thu nhập trước khi nộp. Nên ghi chi tiết các khoản thu nhập trong 1 tháng của người bảo lãnh và đính kèm giấy này trong hồ sơ.
  • Liên quan đến công ty người bảo lãnh đang làm việc hoặc trường học mà du học sinh đang theo học, nếu những nơi này có trang chủ trên mạng, tờ giới thiệu hay số điện thoại liên lạc thì xin nộp kèm theo để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ.
  • Các hồ sơ bị tẩy xóa, chỉnh sửa sẽ không được chấp nhận.